EPC là một hình thức quản lý mới trong triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình EPC là các chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Engineering -Procurement of Goods - Construction. Khái niệm này được hiểu là trong cùng một gói thầu, một hợp đồng, nhà thầu được giao thực hiện cả ba nội dung công việc: tư vấn (ví dụ: khảo sát, thiết kế, giám sát), mua sắm hàng hóa mà cụ thể là vật tư, thiết bị cho dự án và thi công xây lắp công trình EPC là một hình thức cụ thể của cách tiếp cận: giao cho cùng một nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công xây lắp (Design Build - DB) và khái niệm này đã được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Ngày đăng: 03-10-2017
1,252 lượt xem
a. Lợi thế của hình thức EPC:
- Chủ đầu tư được giảm thiểu về công việc quản lý đối với dự án vì đã có một đầu mối thực hiện dự án. Nhà thầu EPC thực hiện luôn các công vụ điều phối. quản lý dự án thay chủ đầu tư. Trách nhiệm kết nối các khâu các phần trong chuỗi công việc của dự án thuộc về nhà thầu EPC; kể cả việc tế chức mua sắm, chế tạo và cung cấp thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện của hợp đồng, lựa chọn nhà thầu phụ (nếu có)... Với hình thức này nhà thầu được phát huy tính sáng tạo cũng như có cơ hội phát triển sâu hơn trong lĩnh vực ngành nghề của mình. Trong thời gian gần đây, nhằm xây dựng năng lực của các nhà thầu Việt Nam một số nhà thầu trong nước được chỉ định thực hiện gói thầu EPC quan trọng trong các dự án lắp máy, nhiệt điện, thủy điện, xi măng,…
- Xuất phát từ việc thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp do một đầu mối đảm nhận nên giảm thiểu những rủi ro ai có bất cập hoặc khác biệt giữa thiết kế với thi công. Do nhà thầu thi công được tiếp cận với dự án ngay từ đầu nên giảm được thời gian nhà thầu làm quen với thiết kế, đề xuất điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với biện pháp thi công hoặc ngược lại đề xuất điều dành biện pháp thi công cho phù hợp với thiết kế. Ngoài ra, tiến độ của dự án có thể được đấy nhanh trong trường hợp triển khai công tác thi công ngay cả khi thiết kế chưa hoàn thiện. Với việc hiện thực hóa các lợi thế này, nhà thầu EPC còn có thể giảm được chi phí thực hiện dự án.
b. Các trường hợp nên áp dụng EPC:
EPC nên được áp dụng khi dự án có nhiều sự lựa chọn về biện pháp thi công, đặc biệt là công trình có công nghệ xây dựng tiên tiến, công nghệ thuộc bản quyền của nhà xây dựng. Khi đó, thiết kế của dự án phụ thuộc đáng kể vào từng biện pháp thi công. Việc tách khâu thiết kế với cung cấp hàng hóa và xây lắp đối với trường hợp này sẽ khiến chủ đầu tư khó xác định đâu là phương án tốt nhất. Mặt khác, trường hợp chủ đầu tư đã quyết định lựa chọn một thiết kế nhất định để đưa ra đấu thầu cũng không đảm bảo tính cạnh tranh bởi thiết kế đó đã có định hướng cho một loại công nghệ/biện pháp thi công nhất định. EPC phù hợp với các công trình lắp đặt hệ thống cơ khí hệ thống điện mà việc thiết kế và sản xuất thiết bị không thể thực hiện tách rời. Đây là các công trình, hạng mục công trình đòi hỏi tính đồng bộ hóa cao.
Thực tế, nhiều công trình ngành điện, cơ khí khai khoáng của Việt Nam đã và đang được triển khai theo EPC. Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyến cáo sử dụng EPC trong trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý dự án khi chia thành nhiều gói thầu có tính chất khác nhau hoặc trường hợp dự án có yêu cầu thực hiện theo tiến độ gấp rút mà không thể cho phép chờ thực hiện xong thiết kế mới bắt tay vào xây dựng.
Qua các tìm hiểu trên về hình thức EPC, lợi ích cũng như các trường hợp cần thiết nên sử dụng hình thức này nhằm giúp cho cá nhân, tổ chức có được sự lựa chọn tốt nhất. Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại và Dịch Vụ Châu Tuấn của chúng tôi với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ là lựa chọn hoàn hảo để đồng hành cùng quý khách hàng. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi sau:
- Tư vấn miễn phí, tận tâm
- Thiết kế, thi công nhanh chóng
- Chế độ bảo hành sau thi công
Liên hệ ngay để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc!
Gửi bình luận của bạn