Cửa gỗ loại nào tốt nhất?

Ngoài các mẫu cửa gỗ tự nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật chúng ta còn có thêm khá nhiều sự lựa chọn khác về các chất liệu gỗ công nghiệp khác. Vậy, cửa gỗ loại nào là tốt nhất trong tất cả các loại hiện đang có trên thị trường?

Ngày đăng: 14-09-2016

1,132 lượt xem

Có thể khẳng định luôn rằng, không có dòng sản phẩm nào là hoàn hảo, loại nào cũng có những ưu - nhược điểm riêng. Và phù hợp nhất hay không, tốt nhất hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí sử dụng, điều kiện kinh tế, phong cách thiết kế, nhu cầu sử dụng… Do đó, mỗi loại sẽ trở thành sự lựa chọn tốt nhất khi đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng ở từng trường hợp.

 

Cửa gỗ tự nhiên

 

Ưu điểm của các mẫu cửa gỗ tự nhiên là có độ cứng tương đối cao, sở hữu các đường vân gỗ rất tự nhiên, bắt mắt, màu sắc sang trọng và tạo cảm giác ấm cúng. Đây cũng là loại được số đông ưa chuộng nhất trên thị trường từ xưa cho đến nay.

 

 

Nhược điểm của những mẫu cửa gỗ chất liệu tự nhiên là vì sở hữu kết cấu gỗ không đồng đều nên dễ bị cong vênh, co ngót hoặc nứt nẻ theo chiều dọc, ngoại trừ một số loài quý hiếm có giá thành rất đắt đỏ thì đa phần đều không chống lại được mối mọt.

 

Do thực trạng hiện nay là các loại gỗ tự nhiên đang ngày càng bị cạn kiệt, làm cho mức giá của dòng sản phẩm này trở nên rất đắt đỏ, cung không đủ cầu, từ đó dễ dẫn đến tình trạng kinh doanh bất chính, “treo đầu dê bán thịt chó”.

 

Vị trí nên sử dụng: Cửa chính, cửa thông phòng

 

Khi chọn mua cửa gỗ tự nhiên, bạn nên đặt hàng ít nhất là trước 1 tháng để cơ sở mộc đảm bảo đủ thời gian xử lý, ngâm, sấy gỗ kỹ càng trước khi đưa vào sản xuất. Khi đi mua, nên nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng của gỗ cũng như lớp sơn phủ bên ngoài để đảm bảo gỗ sử dụng đúng chất liệu và đã đạt yêu cầu.

 

Cửa gỗ công nghiệp chịu nước

 

Loại cửa gỗ này khắc phục gần như hoàn toàn những điểm yếu của các mẫu cửa gỗ tự nhiên, không cong vênh, co ngót, không bị mối mọt, và khả năng chịu nước khá cao. Vật liệu gỗ tạo nên dòng sản phẩm này có thể dễ dàng chế tác hoặc trang trí thành nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, dễ dàng tùy biến thể kế để phù hợp với nhiều công trình, giá cả hợp lý và tiết kiệm hơn nhiều so với cửa gỗ tự nhiên.

 

Tuy nhiên, nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp chịu nước là có độ cứng không cao bằng cửa gỗ tự nhiên, do đó khả năng đảm bảo an ninh kém hơn, chỉ thích hợp sử dụng cho cửa thông phòng, cửa nhà vệ sinh, nhà tắm… không nên sử dụng cho cửa chính hay cửa sổ.

 

 

Cửa gỗ ghép thanh

 

Loại cửa gỗ này có tính chất khá tương đồng với cửa gỗ tự nhiên, được tạo thành từ gỗ keo, hoặc gỗ cao sum sau khi qua khâu tẩm sấy chống mối mọt thì được xé nhỏ, sau đó ghép thành răng lược với nhau, tạo thành một tấm phẳng lớn và từ đó chế tác thành các kiểu cửa gỗ khác nhau.

 

Ưu điểm của loại này là có giá thành rẻ, sẵn nguồn gỗ tự nhiên do được làm từ các loại cây gỗ ngắn ngày, dễ trồng và dễ khai thác, trong quá trình sản xuất được tạo liên kết xếp lớp như nhíp ô tô nên kết cấu cửa được gia cường giảm cong vênh trong quá trình sử dụng. Nhược điểm là độ bền không cao, không có khả năng chịu nước và cũng dễ bị cong vênh, co ngót hay mối mọt qua một thời gian sử dụng.

 

Vị trí nên sử dụng: Cửa thông phòng

 

Cửa gỗ HDF

 

Dòng sản phẩm cửa gỗ này được chế tác từ gỗ nghiền nhỏ, sau đó ép lại với nhau và keo để tạo thành các tấm HDF gần giống bìa ép, thêm các loại phụ gia chống ẩm nhưng không đáng kể, khả năng chịu nước không cao, dễ mục nát khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nước thường xuyên.Ưu điểm của loại này là có nhiều mẫu mã, mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các loại kể trên, lắp đặt nhanh và có khá nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, màu sắc.

 

Vị trí nên sử dụng: Cửa thông phòng

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật
    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật

    0988373605

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,994,937

Đang online4

0988 373 605