Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa đều cần một khu nhà sản xuất, gia công hoặc lưu trữ hàng... có hai sự lựa chọn được các doanh nghiệp áp dụng nhất là xây dựng xưởng và thuê xưởng
Ngày đăng: 24-06-2019
942 lượt xem
Tùy vào điều kiện cũng như quy mô của từng doanh nghiệp mà việc chọn giữa xây dựng hay đi thuê có những ưu điểm riêng, tối ưu hóa lợi nhất.
Kinh nghiệm khi thuê xưởng
- Vị trí địa lí : Lựa chọn địa điểm có vị trí địa lí, giao thông thuận lợi, để vận chuyển hàng hóa và di chuyển dễ dàng
- Gía thuê : giá thuê xưởng hiện nay thường được tính theo m2, diện tích xưởng thuê, và thời gian thuê xưởng, thường thuê trong thời gian dài thì giá thành sẽ rẻ hơn
- Hợp Đồng : trước khi kí hợp đồng, cần đặc biệt quan tâm đến các dịch vụ kèm theo, như điện nước, dịch vụ quản lí, bốc xếp, an ninh, phòng cháy, và tiền cọc, hãy lưu ý thống nhất vào trong hợp đồng để tránh các phiền phức chi phí pháp sinh về sau
Ưu điểm khi thuê nhà xưởng thường khi doanh nghiệp cần nhà xưởng trong thời gian ngắn hoặc không thường xuyên thì hãy sử dụng hình thức này, nhưng nếu DN cần xưởng trong thời gian dài, hoặc cần xưởng có tính chất thường xuyên thì không nên đi thuê.
Kinh nghiệm khi Xây Dựng Xưởng
Trái ngược với thuê xưởng, Xây xưởng riêng thì có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn, song về nguyên tắc sử dụng lâu dài, tiết kiệm chi phí về sau thì Xây nhà xưởng nên là lựa chọn hàng đầu góp phần nâng cao giá trị là tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Trường hợp chủ đầu tư đã có hồ sơ thiết kế nhà thép tiền chế, hồ sơ xây dựng nhà xưởng thì chủ đầu tư chỉ việc tìm kiếm đơn vị thi công, xây dựng.
1, Phân loại theo vật tư
- Xưởng bê tông cốt thép
+ Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xưởng từ móng, cột, dầm đều bằng bê tông cốt thép.
+ Tường nhà xưởng bằng gạch xây dày 10cm, hoặc 20cm tùy theo hồ sơ thiết kế.
+ Mái nhà xưởng : sử dụng tole màu mạ kẽm + dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4l-2.0ly...
- Xưởng khung kèo thép
+ Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xưởng từ cột, dầm đều bằng kèo thép trừ phần móng . Phần móng bằng bê tông cốt thép rồi đặt bulong neo định vị để chờ dựng cột thép.
+ Tường bằng gạch xây dày 10cm, hoặc 20cm cao khoảng 2,2m đến 2,8m sau đó làm vách tole tùy theo hồ sơ tư vấn thiết kế nhà.
+ Mái nhà xưởng : sử dụng tole màu mạ kẽm + dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4l-2.0ly...
2, phân xưởng theo công năng
Nhà xưởng bao gồm các khối xưởng 1,2,3 để đặt máy móc, nguyên liệu, thành phẩm
Nhà xưởng bao gồm khối văn phòng ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng để khối văn phòng vừa làm việc, vừa sản xuất.
3, Phân loại theo độ cao
Nhà xưởng cao từ 8m đến 12m bao gồm nóc gió
Nhà xưởng cao từ 6m đến 8m bao gồm nóc gió.
Trên là các loại xưởng trên thị trường, chủ đầu tư cũng có thể nhờ sự tư vấn của đơn vị thi công để xây dựng nhà xưởng nhiều công năng và tiết kiệm nhất
Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm được việc xây dựng nhà xưởng phải trải qua quy trình như thế nào - công ty Châu Tuấn với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà xưởng sẽ tư vấn xây dựng nhà xưởng một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Công ty TNHH Xây dựng TM và DV Châu Tuấn
Gửi bình luận của bạn