Với chiến lược phát triển và hiện đại hoá hệ thống đường ray, việc hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, trong đó có lắp đặt đường ray không mối nối là điều không thể không nói đến, nó là một cơ sở rất quan trọng để có thể cho phép thiết bị thông qua với tốc độ cao, việc hàn các mối nối ray cần phải được đưa vào trong danh mục công việc khi tiến hành thi công đại tu.
Ngày đăng: 13-12-2017
2,543 lượt xem
Ngày nay, ứng dụng của đường ray đã rất phổ biến và thịnh hành hơn trước nhiều. Trong đó phải kể đến mạng lưới đường sắt Việt Nam. Mạng lưới đường sắt của Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 3.278 km, với 2.632 km đường chính và 646 km đường nhánh, đường ga. Loại ray chủ yếu là ray 43 kg/m, ray 50 kg/m. Chiều dài ray phần lớn là 12,5m một số loại ray 43 kg/m và ray 50 kg/m dài 25m. Ngoài ra, hệ thống ray còn được ứng dụng trong các dự án như nhà xưởng, cầu cảng...
Các phương pháp nối ray
Các thanh ray được chế tạo thành đoạn có chiều dài cố định do bị hạn chế bởi khả năng chuyên chở cũng như để tạo thuận lợi cho việc sản xuất hàng loạt. Do vậy cần phải nối các thanh ray lại để tạo thành tuyến đường dài liên tục. Hiện nay các thanh ray thường có chiều dài 11,9 m.
1. Ray nối bằng bulông
Là phương pháp nối các thanh ray bằng cách dùng các bản thép nối gọi là bản cá hay bản nối và bắt bulông (boulon trong tiếng Pháp).
Số lượng bu lông cần dùng thường là 4, đôi khi dùng tới 6. Giữa các thanh ray người ta chừa ra khoảng trống, gọi là khe giãn, để các thanh ray có thể giãn ra khi trời nóng.
2. Mối nối cách điện
Trên đoạn đường sắt có sử dụng đèn tín hiệu, đường ray còn đóng vai trò truyền điện do vậy xuất hiện yêu cầu phải phân cách đoạn ray này với các đoạn khác. Các mối nối này rất yếu, và người ta chèn keo epoxy vào khoảng trống giữa hai thanh ray do đó cũng cải thiện được khả năng chịu lực của các mối nối này. Kỹ thuật đếm trục xe ra đời giúp giảm bớt số lượng các mạch điện này do vậy cũng dẫn đến giảm các mối nối cách điện.
3. Ray hàn
Kỹ thuật hàn đường ray đã phổ biến từ những năm 1950. Các tuyến đường sắt hiện đại phần lớn sử dụng ray hàn liên tục (CWR). Các đoạn ray được hàn lại với nhau bằng kỹ thuật hàn chảy đối đầu để tạo thành tuyến đường liên tục dài vài km hoặc sử dụng kỹ thuật hàn nhiệt nhôm để sửa chữa hay nối các đoạn CWR có sẵn. Bởi vì số lượng các mối nối ít đi nên tuyến đường sẽ trở nên êm thuận hơn rất nhiều, không những vậy mối nối loại này còn cứng hơn loại mối nối thông thường và ít cần duy tu bảo dưỡng hơn.
Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi áp dụng đường ray không mối nối
Nền đường ổn định, không phụt bùn túi đá, không bị đọng nước.
Tuyến là đường thẳng hoặc đường cong bán kính R ≥ 600m, không sử dùng cho đường cong R < 600m, trường hợp hai đường cong liên tiếp trái chiều thì bán kính không được nhỏ hơn 1000m.
Độ dốc dọc ≤ 12‰, bán kính đường cong đứng nối dốc ≥ 3000m.
Ray có trị số ≥ 40kg/m
Công ty Xây dựng Châu Tuấn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, chuyên về thiết kế xây dựng nhà xưởng, cung cấp và lắp đặt hệ thống rail, xây dựng nhà kho, nhà thép tiền chế...Chúng tôi gồm những kỹ sư trẻ, nhiệt huyết, tận tâm với nghề sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng khi quyết định lựa chọn chúng tôi.
Mọi chi tiết cần được hỗ trợ hay tư vấn vui lòng liên hệ về :
Công ty TNHH Xây dựng TM và DV Châu Tuấn
Địa chỉ : 158/22 Hoàng Hoa Thám, P.12, Quận Tân Bình, TPHCM
Số điện thoại : 028.2248.6888 - Hotline : 0988.373.605
Email : chautuancons2010@gmail.com
Website : chautuan.com hoặc xaynhaxuong.vn / xaynhaxuong.info
Gửi bình luận của bạn