Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy - ngoài những yếu tố về chất lượng, uy tín, chi phí đầu tư thì tiêu chuẩn xây dựng nhà máy cũng là một trong các yếu tố quan trọng mà các chủ doanh nghiệp quan tâm khi lên kế hoạch thi công xưởng. Việc thi công xây dựng kho, xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp cần tuân theo một quá trình chuyên nghiệp. Các bước thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày đăng: 04-01-2021
1,064 lượt xem
Thông thường, các tiêu chuẩn sẽ bao gồm nhiều phần như: bản vẽ thiết kế, khảo sát và xin cấp phép xây dựng công trình. Các vấn đề liên quan đến chi phí, nhân công, an toàn lao động.
Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp là gì?
Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng công trình nhà máy. Nắm bắt được những yêu cầu khi xây dựng lên một công trình công nghiệp hiện đại như vậy, khách hàng sẽ không bị động trong quá trình đàm phán, trao đổi và thương lượng hợp đồng với bên đơn vị chủ thầu xây dựng, cũng như thấy được chất lượng thực sự của công trình sau khi được bên nhà thầu bàn giao.
Trong đó, tiêu chuẩn xây dựng nhà máy đạt chất lượng thì sẽ cần có những điều cơ bản như: Địa điểm xây dựng, quy mô toàn bộ công trình, tổng diện tích mặt bằng của sản phẩm, các mối liên kết giữa các hạng mục bên trong của toàn bộ sản phẩm, cùng với phương án thiết kế thi công công trình đó.
Những tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp cần phải có.
- Công trình mang tiêu chuẩn về thiết kế, đi kèm với chất lượng chung của toàn bộ sản phẩm được đơn vị nhà thầu thi công và bàn giao cho khách hàng. Về tiêu chuẩn thiết kế này đặc biệt quan trọng bởi nếu áp dựng những công nghệ đã cũ trên bản vẽ thiết kế, chắc chắn khách hàng sẽ không hài lòng. Bởi vậy, nhà thầu luôn luôn phải cập nhật tất cả những xu hướng thiết kế hiện đại, có những công nghệ mới đưa vào nhằm nhấn mạnh đặc điểm và những nét đặc trưng của công trình nhằm thu hút khách hàng, cũng như tạo được những ấn tượng tốt đối với họ.
- Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy còn phải được biểu hiện ở các chi tiết thiết kế và xây dựng kết cấu khung thép của công trình có đảm bảo được tải trọng khi gặp những tác động của môi trường bên ngoài hay không.
Nhà máy công nghiệp chính được xây dựng nhưng cũng phải đi kèm với nhiều loại công trình khác như: nhà kho, xưởng tái chế, các công trình phụ.
Tiêu chuẩn về lắp đặt
- Các thiết bị nội thất, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện được thi công và lắp đặt bên trong của công trình đặt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Đảm bảo về mặt an toàn và phòng chống cháy nổ tối đa.
- Hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý rác và các chất thải, hệ thống cấp nước sạch phải được đảm bảo chất lượng để an toàn khi sử dụng và không tạo không khí ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân xung quanh.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến kết cấu và kỹ thuật bên trong công trình nói chung và các sản phẩm bên trong đó nói riêng cũng phải được đảm bảo. Đầy đủ, nổi bật, có dấu ấn riêng...
- Tiêu chuẩn về các hệ thống thông gió, điều hòa không khí cùng với các hệ thống an toàn, an ninh, phòng cháy chữa cháy cũng phải được chú ý và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Đối với những hạng mục công trình công nghiệp khác nhau, sẽ có những tiêu chuẩn xây dựng riêng, phù hợp với tính chất và mục đích sử dụng. Vì vậy, trước khi lên kế hoạch thi công, các chủ đầu tư và doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy định, cũng tham khảo tư vấn từ các đơn vị thi công để có được công trình bền vững, chất lượng.
Những lưu ý quan trọng khi thi công nhà xưởng
- Phần móng của nhà xưởng
Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của bất kì công trình xây dựng nào. Đối với nhà xưởng hiện đại cũng không ngoại lệ.
Khi thiết kế phần này, KTS cần lưu ý thể hiện các thông số kỹ thuật một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đủ đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã đưa ra, đảm bảo đủ điều kiện triển khai, thi công công trình.
Chọn vị trí đặt móng, đối với từng nền đất khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn thì cần gia cố thêm móng bằng cách sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi...Còn nếu xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì có thể tiến hành xây móng như bình thường mà không cần gia cố thêm móng như ép cọc hay đóng cừ tràm.
- Phần nền nhà xưởng
Tùy theo chức năng sử dụng mà đơn vị thiết kế, để có những cách thực hiện sao cho hợp lý nhất. Ngoài ra, độ dày của lớp bê tông nền cũng cần được chú trọng
Tùy theo tính chất sản xuất, hoạt động mà chủ đầu tư yêu cầu để sử dụng máy móc có trọng tải lớn hay nhỏ mà độ dày bê tông nền được thay đổi sao cho phù hợp, độ dày bê tông dao động từ 10 đến 50cm.
Sau khi phần bê tông nhà xưởng được thi công xong, để tăng độ bền cho chúng, thông thường sẽ có thêm bước xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để chống bám bụi và dễ dàng lau chùi, dọn vệ sinh.
- Kết cấu của nhà xưởng hiện đại
Trong quá trình xây dựng, các chủ đầu tư và KTS cần trao đổi thường xuyên để thống nhất về số lượng cột, kèo, dầm, xà gồ nhà xưởng như thế nào phù hợp, tránh trường hợp thiếu một trong những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc gây lãng phí.
Phần cột thép, kèo thép nhà xưởng cần có thiết kế vừa đủ, tránh bố trí thép thiếu hoặc dư. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thông thường thì 1m khoảng 20-32kg thép tùy theo quy mô nhà xưởng và chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Xây dựng TM và DV Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà phố, nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại, cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), Bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container, và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.
Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 158/22 Hoàng Hoa Thám, P.12, Quận Tân Bình, TPHCM.
Hotline: 028 2248 6888 - 0988 373 605
Email: chautuancons2010@gmail.com
Website : chautuan.com hoặc xaynhaxuong.vn / xaynhaxuong.info
Gửi bình luận của bạn