SỨC TÀN PHÁ KHỦNG KHIẾP CỦA ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU ”COVID 19” ĐẾN NỀN KINH TẾ

Đại dịch COVID 19 bùng nổ đúng vào giai đoạn nhạy cảm của nền kinh tế toàn cầu, sức tàn phá và hệ lụy của COVID 19 đối với nền kinh tế Thế Giới là đặc biệt nghiêm trọng, đến mức không một đại dịch cận đại nào có thể so sánh được, kể cả SARS năm 2003. Dưới đây là một vài phân tích của TS Vũ Thành Tự Anh giám đốc trường Chính Sách Công và Quản Lý, Đại học Fulbright Việt Nam.

Ngày đăng: 23-03-2020

641 lượt xem

TS Vũ Thành Tự Anh đã có những phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của COVID 19  với nền kinh tế toàn cầu.

Những dấu hiệu suy giảm kinh tế

Năm 2019, mức tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt ở mức 2,9% - là con số tăng trưởng thấp nhất kể từ sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay. Kết quả hoạt động của hầu hết các nền kinh tế cuối năm 2019 (Thời điểm bắt đầu bùng phát đại dịch) vừa thấp vừa bất định. Tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt 2,1%, Trung Quốc đạt 6% (con số thấp nhất trong 27 năm qua của nước này), Nhật giảm 6,3%, đặc biệt riêng tháng 12/2019 sản lượng công nghiệp của Đức và Pháp đều đạt mức âm lần lượt là -3.5% và -2.6%.

Bước sang quý I năm 2020, nền kinh tế Trung quốc gần như đình trệ. 

Trong tháng 2, tiêu thụ than vốn chiếm khoảng 60% tiêu dùng năng lượng của nước này giảm 38% so với cùng kỳ 2019. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2/2020 rơi tự do từ 50 xuống 35,7. Việc phong tỏa nhiều thành phố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận chuyển, khiến cho nguyên vật liệu sản xuất bị ách tắc, nhiều công nhân Trung Quốc không thể trở về nơi làm việc sau Tết, khiến cho các chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng.

Tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế toàn cầu không chỉ thể hiện ở các chỉ số tăng trưởng, mà quan trọng hơn, nằm ở những vấn đề có tính cơ cấu của các nền kinh tế lớn. Mỹ, Nhật, Anh và nhiều nước G20 đang thâm hụt ngân sách nặng nề và nợ công đã ở mức rất cao.

Đồng thời, lãi suất ở các nền kinh tế quan trọng nhất trong G20 đều đang rất thấp, thậm chí bằng 0 ở nhiều nước EU và âm ở Nhật Bản. Hệ quả là chính phủ có rất ít dư địa để can thiệp về tài khóa và tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế khi đại dịch toàn cầu hoành hành.

Nếu như báo cáo mới nhất (1/2020) của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu còn dự báo kinh tế thế giới sẽ bình ổn và phục hồi nhẹ trong năm 2020 và 2021 thì bây giờ các nhà kinh tế bắt đầu nói đến hai chữ “suy thoái”.

Để khắc phục nguy cơ suy thoái toàn cầu buộc phải có những giải pháp toàn cầu. Nhưng đáng tiếc, thế giới lại đang xung đột và chia rẽ sâu sắc, tình trạng mà một số nhà quan sát dự báo sẽ trở thành “chiến tranh lạnh mới” với sự mâu thuẫn về lợi ích chiến lược cốt lõi giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga.

Ở châu Âu, nước Anh đã ra khỏi EU và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ của khối này. Ngay trong phạm vi từng nước, bất đồng giữa các đảng phái cũng đang gây ra sự chia rẽ ở Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác.

Gần đây nhất, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia và nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Syria tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa, khiến thiện chí và nỗ lực phối hợp toàn cầu để chống đại dịch cũng những hậu quả kinh tế của nó trở nên xa vời.

Những nguyên nhân khiến COVID 19 trở nên khắc nghiệt

Nhìn cận cảnh hơn, tác động khác biệt “một trời, một vực” đối với kinh tế toàn cầu của SARS và Covid-19 xuất phát từ các nguyên nhân chính.

Thứ nhất, so với Covid-19, phạm vi lây nhiễm của SARS tương đối hẹp, chỉ 26 nước, trong đó tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Số lượng người tử vong tổng cộng là 774 người, chưa tới 12% số lượng tử vong do Covid-19 gây ra cho đến ngày 16/3/2020.

Hơn nữa, dịch SARS kết thúc trong vòng 2 quý, nhờ vậy kinh tế toàn cầu đã hồi phục nhanh chóng theo hình chữ V. Trái lại, Covid-19 xảy ra cho đến nay đã gần một quý, tâm điểm lan truyền di động hết đợt này đến đợt khác nên kinh tế toàn cầu liên tục ở trạng thái “đóng cửa” từng phần và vô cùng bấp bênh.

Thứ hai, khi SARS nổ ra và tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, các nền kinh tế này (đặc biệt là Trung Quốc) chưa quá quan trọng với kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, khi đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc mới đứng thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Đức, Nhật, Pháp) và chỉ chiếm 5% trong tổng xuất khẩu toàn cầu. Trong khi đó hiện nay nước này đã trở thành nước xuất khẩu lớn, chiếm đến 13% xuất khẩu toàn cầu.

Không những thế, các chuỗi giá trị toàn cầu hiện chiếm khoảng 75% tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục gây ra cú sốc to lớn cho tổng cung và sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tương tự về phía cầu, Trung Quốc hiện đang là nước nhập khẩu quan trọng nhất đối với hầu hết các nền kinh tế ở châu Á và là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 của Hoa Kỳ. Khách du lịch Trung Quốc trong năm 2018 tiêu 277 tỷ đô-la cho du lịch nước ngoài. Tóm lại, Trung Quốc đang tạo ra một lượng cầu bên ngoài to lớn cho rất nhiều nền kinh tế.

Thứ 3, khác với SARS và các đại dịch gần đây, lần này COVID 19 phát tán nhanh và mạnh nhất ở các nước có nền kinh tế lớn và ảnh hưởng đến thế giới như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ấn độ, Brazin, Canada... chỉ riêng 10 quốc gia này đã cùng nhau tạo ra 66% GDP, 69% sản lượng công nghiệp, 46% thị trường xuất khẩu. Nhưng cũng cùng nhau chiếm tới 71% số ca nhiễm toàn cầu, 79% ca tử vong do COVID 19. Chính vì thế khi đại dịch bùng phát, nền kinh tế thế giới mới tuột dốc, và lao đao đến vậy.

Công ty TNHH Xây dựng TM và DV Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà phốnhà xưởng, nhà công nghiệp các loại, cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail)Bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container, và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.

Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 158/22 Hoàng Hoa Thám, P.12, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline028 2248 6888 - 0988 373 605

Emailchautuancons2010@gmail.com

Website : chautuan.com hoặc xaynhaxuong.vn / xaynhaxuong.info

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật
    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật

    0988373605

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,789,629

Đang online8

0988 373 605