Vòng đời của một dự án xây dựng

Luật Xây dựng 2003 đã quy định về hoạt động xây dựng mà nội hàm của hoạt động xây dựng là các công việc xuyên suốt từ chủ trương đầu tư đến kết thúc tuồi thọ công trình. Như vậy một dự án đầu tư xây dựng cũng giống như bất kỳ một dự án đầu tư nào đều có vòng đời của nó.

Ngày đăng: 28-10-2017

1,320 lượt xem

Để đưa dự án từ một ý tưởng ban đầu thành hiện thực thông thường phải trải qua bảy giai đoạn cơ bản :

- Nghiên cứu lập dự án (báo cáo khả thi);
- Tính toán và thiết kế kỹ thuật;
- Cung cấp vật tư, thiết bị;
- Thực hiện thi công xây dựng;
- Vận hành thử và hoàn chỉnh;
- Đưa vào khai thác sử dụng công trình và bảo trì;
- Xử lý công trình (tháo dỡ, phá bỏ khi đã hết tuổi thọ thiết kế).

Tất nhiên trong thực tế, mức độ xen kẽ gối đầu giữa các giai đoạn cũng như sự phân phối trách nhiệm sẽ thay đổi một cách đáng kể từ dự án này qua dự án khác. Chúng ta cần hiểu, bảo trì là sự đảm bảo rằng các tài sản vật chất tiếp tục thực hiện được các chức năng xác định của chúng. Bất kỳ một tài sản vật chất nào được đưa vào sử dụng đều nhằm thực hiện một hoặc nhiều chức năng cụ thể. Vì thế khi chúng ta bảo trì một tài sản, trạng thái mà ta muốn bảo vệ phải là trạng thái mà tài sản đó tiếp tục thực hiện được các chức năng xác định. Nói cách khác, nếu một tài sản vật chất ngay từ đầu đã không thể thực hiện được các chức năng xác định của nó thì bảo trì cũng không thể mang lại khả năng đó. Chính vì vậy, khi thiết kế đã phải tính đến toàn bộ thời gian sử dụng công trình. Ví dụ một công trình cao tầng thường có thời gian sử dụng trong vòng từ 50 đến 100 năm và phải đảm bảo các chức năng sử dụng trong suốt thời gian đó.

Chúng ta đã và đang chứng kiến trong vài thập kỷ gần đây, sự thay đổi nhanh chóng những nhu cầu về tiện nghi sử dụng, yêu cầu về môi trường sống, về không gian sinh hoạt và làm việc của cư dân trong các nhà cao tầng. Với những yêu cầu đó, việc sửa chữa, thay đổi cấu trúc, bố cục không gian trong các công trình cao tầng sẽ không tránh khỏi và sẽ được thực hiện ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, người thiết kế phải lường trước được những thay đổi có thể trong tương lai dựa trên đó mà đưa ra các giải pháp kết cấu hợp lý cho phép thực hiện những thay đổi mà không ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình và đồng thời cũng không được quá tốn kém. Những yêu cầu đó chỉ có thể thực hiện được khi kĩ sư kết cấu phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan như chủ đầu tư, kiến trúc sư, những công ty tài chính.

Các yếu tố cần quan tâm bao gồm:

- Kết cấu: chọn những loại vật liệu nào cho phép thay đổi có thể thực hiện một cách tương đối dễ dàng;
- Tải trọng: tải trọng thiết kế nếu không tính đến những thay đổi trong tương lai sẽ rút ngắn thời gian sử dụng của công trình. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thiết kế thì tại các khu vực công cộng hay kho chứa nên tăng tải trọng thiết kế so với nhu cầu thực tại để tính đến những thay đổi về
sau;
- Tầng kỹ thuật: Việc bố trí các tầng kỹ thuật phải được cân nhắc hết sức cẩn thận trong quá trình thiết kế. Tải trọng bản thân của các hệ thống kỹ thuật phải được xác định đầy đủ trong quá trình thiết kế;
- Kết cấu bao che: Thời gian sử dụng trung bình của kết cấu bao che là khoảng 20 năm, trong một số trường hợp chỉ khoảng 10 năm. Chính vì thẩm mỹ bên ngoài của công trình chủ yếu dựa vào hình thức của kết cấu bao che nên việc thường xuyên thay đổi, bổ sung, sửa chữa bộ phận này đang
và sẽ trở nên hết sức phổ biến với nhà cao tầng. Về mặt kỹ thuật thì việc tính đến các thay đổi trong tương lai của kết cấu bao che cần được xem xét khi thiết kế (ví dụ: hệ tường gạch bao che nên được
thay bởi các tấm panel đúc sẵn với các liên kết cho phép sửa đổi dễ dàng);
- Hệ kết cấu chịu lực thẳng đứng: Đối với dạng kết cấu này thì việc xác định tải trọng thiết kế phải tính thêm không chỉ tải trọng gia tăng trong tương lai mà còn cả các loại tải trọng phát sinh trong quá trình thi công. Các yêu cầu trên là hết sức cần thiết vì hiện nay và trong tương lai, xu hướng các chủ
đầu tư đều muốn bổ sung thêm các trang thiết bị kỹ thuật…;
- Độ bền theo thời gian: Việc cân nhắc yếu tố này trong quá trình thiết kế kết cấu được đánh giá là rất quan trọng nhưng trong các công trình cao tầng đặc biệt là các công trình chung cư cao tầng hiện nay, yếu tố này chưa được quan tâm một cách đúng mức.

Như vậy, để nâng cao chất lượng công trình ngoài việc lựa chọn các nguyên vật liệu bền còn phải tìm kiếm được nhà thầu có chuyên môn cao nhằm đảm bảo thời hạn sử dụng của công trình. 

Xem thêm : xây nhà phốxây nhà xưởngnhà thép tiền chếlắp đặt rail

Công ty Xây dựng Châu Tuấn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ kỹ sư có bề dày kinh nghiệm, tận tụy trong công việc sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng. Mọi chi tiết cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ về :

Trụ sở chính : 158/22 Hoàng Hoa Thám, P12, Quận Tân Bình, TPHCM

Điện thoại : 028 2248 6888 ; Hotline : 0988 373 605

Email : chautuancons2010@gmail.com

Website : chautuan.com hoặc xaynhaxuong.vn

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật
    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật

    0988373605

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,975,253

Đang online5

0988 373 605