THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG TRỌN GÓI

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, rất nhiều dịch vụ mới đã ra đời dẫn đến nhu cầu về hàng hóa tăng mạnh. Đi cùng với đó là nhu cầu thi công xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất tăng cao. Để đảm bảo quá trình sản xuất được hiệu quả cao thì việc xây dựng nhà xưởng phải được thực hiện đảm bảo tốt dây chuyền sản xuất cũng như tiến độ thi công xây dựng nhà xưởng.

Ngày đăng: 19-05-2023

380 lượt xem

Hầu hết những công ty hay doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, chế biến, hay gia công đều phải có nhà xưởng; nhà kho tiêu chuẩn để sản xuất ra sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng có những công ty chọn giải pháp thuê nhà xưởng; nhà kho. Điều này tùy thuộc vào qui mô, điều kiện tài chính của từng doanh nghiệp, từng ngành nghề.

Các giai đoạn xây dựng nhà xưởng

Hầu hết các khu nhà xưởng công nghiệp hiện nay đều được xây dựng bằng vật liệu thép tiền chế, chế tạo và lắp ráp sẵn tại nhà máy. Nhà xưởng công nghiệp khi đưa vào xây dựng phải trải qua 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: thiết kế kiến trúc nhà xưởng
  • Giai đoạn 2: sản xuất cấu kiện thép tại nhà máy
  • Giai đoạn 3: lắp dựng kết cấu thép tại công trình
  • Giai đoạn 4: xây dựng phần bê tông cốt thép (thi công móng, phần mái che và tường bao xunh quanh, nền nhà xưởng…)

Vì toàn bộ khâu chế tác linh kiện đều được thực hiện tại nhà máy, nên việc thi công trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Điều này giúp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí, thời gian thi công và tăng tốc tiến độ thi công đáng kể.

THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG TRỌN GÓI

Làm thế nào để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà xưởng?

So với nhà xưởng bê tông cốt thép thì nhà xưởng sở hữu nhiều ưu điểm của nhà thép tiền chế vượt trội hơn như:

  • Chi phí tiêu hao cho quá trình xây dựng thấp hơn so với nhà xưởng bê tông cốt thép truyền thống.
  • Thời gian thi công nhanh hơn do hầu hết các cấu kiện thép đều được sản xuất và lắp đặt tại nhà máy, sau đó vận chuyển đến công trình để thi công.
  • Chất lượng thi công được đảm bảo do toàn bộ khâu lắp đặt đều được thực hiện theo quy trình hiện đại và được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chế tạo đến khâu lắp ráp.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp hơn và dễ dàng sửa chữa, mở rộng hơn trong tương lai. Một công trình nhà xưởng công nghiệp từ thép tiền chế có thời gian sử dụng trên 30 năm, chi phí bảo trì cũng rất thấp do vật liệu thép có cấu tạo khá bền và ít bị hư hỏng.

>>> BÀI VIẾT THAM KHẢO: CHI PHÍ XÂY NHÀ XƯỞNG 

Những nguyên tắc khi thi công xây dựng nhà xưởng

1. Đảm bảo phần nền vững chắc.

Dù thi công nhà xưởng sản xuất nào thì phần móng vẫn đóng vai trò cốt yếu nhất. Do vậy, khi lựa chọn nhà xưởng xây sẵn cần đặc biệt lưu ý đảm bảo chất lượng của phần này. Tùy vào đặc điểm địa chất, vị trí từng vùng khu vực mà có cách cải tạo phù hợp. Phải đảm bảo rằng nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng chịu được tải trọng lớn. Nếu nền đất mề, đất bùn thì phải gia cố thêm móng cho vững bằng cọc thép, cọc khoan nhồi.

2. Đảm bảo khung chính của nhà xưởng bền vững.

  • Trong quá trình thi công nhà xưởng, đây là phần lắp đặt chính của nhà thép tiền chế, cần phải cân nhắc kích thước của khu nhà xưởng mà bố trí xe cẩu thi công.
  • Việc lắp đặt cột, kèo đầu tiên là quan trọng nhất trong quá trình thi công nhà xưởng, giúp định hình toàn bộ cho cả khu nhà xưởng sau này. Sau khi lắp đặt cột, kèo đầu tiên xong, cần phải giằng níu thật chặt đảm bảo cột kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm thật tốt và chuẩn để làm nền tảng tiếp tục triển khai công đoạn tiếp theo.

THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG TRỌN GÓI

3. Thi công vách ngăn đảm bảo ăn khớp.

Việc thi công vách ngăn không phức tạp như thi công lợp tôn mái vì khẩu độ vách ngăn thường không quá dài. Điểm đáng chú ý khi thi công lắp đặt vách ngăn là phải kết hợp với bên xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt khung thép với bên xây dựng.

4. Thiết kế phù hợp với quy trình sản xuất.

Tùy theo bản chất công nghệ sản xuất, và các mối nguy kèm theo chúng, khi thi công nhà xưởng, các thiết bị và phương tiện phải được lắp đặt, thiết kế và xây dựng để đảm bảo rằng:

  • Vệ sinh sạch sẽ, an toàn ở mức tối thiểu.
  • Dễ dàng duy tu bảo dưỡng, làm sạch và tẩy trùng, và hạn chế ở mức tối thiểu ô nhiễm do không khí.
  • Vật liệu tiếp xúc với thực phẩm phải an toàn đối với mục đích sử dụng và nơi cần phải có độ bền phù hợp, dễ bảo dưỡng và làm sạch.
  • Lựa chọ nơi thích hợp, có sẵn các phương tiện cần thiết để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí, và các kiểm soát khác.

5. Chú ý các điều kiện bảo quản.

  • Cần phải bố trí phương tiện thích hợp để bảo quản thực phẩm, cũng như bảo quản các chất liệu và các hóa chất phi thực phẩm như chất tẩy rửa, dầu nhờn, nhiên liệu…
  • Các phương tiện dùng để bảo quản thực phẩm phải được thiết kế và xây dựng sao cho:
  • Có chế độ bảo dưỡng duy tu và làm vệ sinh thuận lợi.
  • Tránh được sinh vật gây hại xâm nhập.
  • Bảo vệ một cách hữu hiệu để thực phẩm khỏi bị ô nhiễm trong khi bảo quản.

Phân loại nhà xưởng công nghiệp

  • Nhà xưởng một tầng: dùng cho ngành sản xuất có tải trọng động lớn, thiết bị nặng, cồng kềnh, có dây chuyền sản xuất nằm ngang.
  • Nhà xưởng nhiều tầng: sử dụng cho ngành sản xuất có dây chuyền sản xuất theo chiều thẳng đứng.
  • Nhà xưởng có số tầng hỗn hợp: dùng cho các ngành sản xuất có dây chuyền vừa ngang, vừa đứng hoặc thiết bị sản xuất cao thấp khác nhau, chênh lệch lớn.

>>> BÀI VIẾT THAM KHẢO:  NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG

Quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp

1. Thiết kế nhà xưởng.

  • Bản vẽ kiến trúc: đưa ra nhữn giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và chọn ra phương án tốt nhất cho nhà đầu tư. Sau đó, tiến hành hoàn thiện bản vẽ kiến trúc và thể hiện rõ trên những phối cảnh, mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt.
  • Bản vẽ gia công: khi bản vẽ kiến trúc được chủ đầu tư chấp thuận thì bản vẽ gia công sẽ thể hiện chi tiết và chú thích rõ ràng cho từng cấu kiện trên bản vẽ. Chất lượng công trình phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của bản vẽ thiết kế. Chỉ cần một chút sai sót trong quá trình thiết kế sẽ dẫn đến chất lượng nhà xưởng bị giảm sút.

2. Gia công cấu kiện.

Quy trình gia công cấu kiện dựa trên bản vẽ thiết kế bao gồm những công đoạn sau:

  • Cắt: đưa thép tấm vào máy cắt, cắt theo bản vẽ gia công thành phôi thép rời rạc của cấu kiện theo bản vẽ gia công. Sau đó vát mép rồi hàn đối đầu 2 phôi thép đối với những thành phần quá khổ.
  • Gia công bản mã: đục lỗ cho bản mã (bản đục lỗ liên kết), sau đó dùng bu lông gắn kết các kết cấu thép lại.
  • Ráp: các thành phần được nắn thẳng, bo cạnh. Đưa các thành phần vào máy ráp thành cấu kiện bởi mối hàn tạm.
  • Hàn: hàn hồ quang chìm tự động kết nối các thành phần thành 1 khối cấu kiện thống nhất.
  • Nắn: quá trình hàn có thể làm vênh cấu kiện, các mặt vênh sẽ được nắn bằng động cơ thủy lực để đảm bảo chính xác khi lắp dựng.
  • Ráp bản mã: cưa 2 đầu cấu kiện trước khi lắp bản mã, rồi đính bản mã vào thân kèo.
  • Vệ sinh: các cấu kiện được làm sạch bề mặt và tạo độ nhám kỹ thuật, để sơn có độ bám cao và chịu được sự phá hoại của thời tiết.
  • Sơn: 30% tuổi thọ công trình được quyết định bởi sơn phủ.

THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG TRỌN GÓI

3. Lắp dựng.

Các kỹ sư yêu cầu phải hiểu được sơ đồ bố trí chi tiết cho từng cấu kiện, làm đúng theo phương án đã đề ra trong bản vẽ thiết kế nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

Các bước trong quá trình lắp dựng nhà xưởng:

Bước 1: khảo sát công trình, kiểm tra chất lượng vật tư.

Bước 2: lập kế hoạch giám sát, theo dõi tiến độ thi công công trình.

Bước 3: lắp cột gian khóa cứng.

Bước 4: lắp đặt dầm kèo.

Bước 5: lắp đặt toàn bộ khung kèo và xà gồ.

Bước 6: lắp đặt kèo đầu hồi.

Bước 7: kéo tôn lợp lên mái và lợp tôn.

Bước 8: lắp đặt xà gồ vách, tôn vách, máng xối, ống thoát nước và các phụ kiện khác.

Bước 9: kiểm tra và đánh giá chất lượng.

Những lưu ý khi thi công xây dựng nhà xưởng.

  • Phần móng luôn được xem là phần quan trọng nhất đối với một công trình xây dựng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành của công trình. Do đó, khi thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp cần chú trọng đến nền móng của công trình.
  • Khi thi công nhà xưởng trên nền đất cứng hay nền đất có độ cao thì phần móng sẽ không cần phải gia cố móng. Ngược lại, nếu thi công trên nền đất mềm, xốp thì phần gia cố móng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng nhà xưởng.

Trên đây, là những thông tin chi tiết về thi công xây dựng nhà xưởng mà Châu Tuấn muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.

Nếu vẫn còn những thắc mắc hay có vấn đề liên quan đến việc xây nhà xưởng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Xây dựng Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại, cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.

Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Hotline:(028) 2248 6888 - 0988 373 605

Email: info@chautuan.com

THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG TRỌN GÓI

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật
    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật

    0988373605

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 2,001,489

Đang online2

0988 373 605