CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

Với mọi công trình xây dựng, đều cần phải lên chi tiết cụ thể bản vẽ thiết kế. Điều đó giúp cho các kiến trúc sư có cách nhìn tổng thể về nhà xưởng và dễ dàng xây dựng hơn. Khi cho xây dựng nhà xưởng may công nghiệp cũng cần quan tâm đến bản vẽ nhà xưởng. Bản vẽ thiết kế xưởng may công nghiệp cần thể hiện rõ cách lắp đặt và cách bố trí các máy móc thiết bị dây chuyền may một cách hợp lý. Giúp quá trình làm việc được thuận tiện và đạt năng suất hiệu quả nhất, đặc biệt đảm bảo an toàn lao động.

Ngày đăng: 06-05-2023

380 lượt xem

Nhà xưởng là một trong những tài sản lớn của doanh nghiệp. Có chức năng sản xuất và chứa đựng hàng hóa, máy móc và những vật dụng có giá trị khác của doanh nghiệp.

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

Thiết kế nhà xưởng đẹp là nhu cầu phổ biến hiện nay của khá nhiều doanh nghiệp làm về lĩnh vực sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu về mở rộng sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng là điều không được bỏ qua. Một nhà xưởng chất lượng cao thì việc chứa đựng hàng hóa cũng sẽ được đảm bảo chất lượng.

Các tiêu chí quan trọng trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp

  • Tính linh hoạt của không gian sử dụng
  • Tốc độ thi công
  • Khả năng chống lại cháy nổ
  • Tính thẩm mỹ của công trình
  • Khả năng cách âm, chống lại tiếng ồn
  • Khả năng di dời, tháo dở
  • Yêu cầu bảo trì, tái sử dụng
  • Độ bảo mật khi sản xuất và tiếp cận hệ thống giao thông.

>>> BÀI VIẾT THAM KHẢO: THI CÔNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG

Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng nhà xưởng công nghiệp

1. Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng:

Đối với tiêu chuẩn thiết kế móng và nền nhà xưởng sẽ cần yêu cầu về bản vẽ kết cấu móng nhà xưởng theo quy định trong TCVN 2737:1995 nhằm đảm bảo yêu cầu công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn:

  • Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất công nghiệp trên đất yếu phải có các biện pháp xử lý nền thích ứng với địa chất.
  • Thiết kế nền nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo theo yêu cầu công nghệ và điều kiện sử dụng để chọn các kết cấu nền phù hợp theo các dạng nền.
  • Nếu thiết kế nền nhà xưởng đối với khu vực kho, bãi vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ vật liệu rời phải yêu cầu bằng phẳng.
  • Phần mặt nền nhà xưởng phải có lớp lót cứng và hệ thống thoát nước nhanh tránh ứ đọng nước.
  • Thiết kế nền nhà xưởng bằng bê tông phải chia thành từng ô và chiều dài mỗi ô tối đa 0,6m và giữa các mạch ô nền phải chèn bằng bi tum. Đồng thời lớp lót bê tông có độ dày tối thiểu lớn hơn 0,1m.
  • Chiều rộng của nền hè nhà xưởng yêu cầu phải từ 0,2m đến 0,8m và độ dốc từ 1-3%.

>>> BÀI VIẾT THAM KHẢO: THI CÔNG EPOXY SÀN NHÀ XƯỞNG

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

2. Tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng công nghiệp:

Tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng và các hệ thống kỹ thuật phần công trình ngầm nhà xưởng nếu có phải đảm bảo phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền và các đặc trưng tự nhiên của nền xây dựng.

Trong đó, tiêu chuẩn nền móng khi thiết kế bản vẽ nền móng phải đảm bảo các quy định.

  • Thiết kế móng xây dựng nhà xưởng có độ cao mặt trên móng thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch như sau:

Đối với cột cốt thép: độ chênh lệch 0,2m

Đối với cột có khung chèn tường: độ chênh lệch 0,5m

Đối với cột bê tông cốt thép: độ chênh lệch 0,15m

  • Đối với cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2m.
  • Thiết kế móng cột nhà xưởng có khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.

Đối với các móng dưới tường gạch, tường xây là nhà xưởng không khung: chiều sâu đặt móng nhỏ hơn hoặc bằng 15cm, cần thiết kế dầm đỡ tường và mặt trên dầm đỡ nên thấp hơn mặt nền khi hoàn thiện ít nhất là 3cm.

Thiết kế móng nhà xưởng đối với phần chịu tác động của nhiệt độ cao phải có sử dụng lớp bảo vệ vật liệu chịu nhiệt, móng chịu tác dụng ăn mòn phải có thiết kế vật liệu chống ăn mòn.

3. Tiêu chuẩn thiết kế mái nhà xưởng và cửa mái

Đối với thiết kế mái và cửa mái nhà xưởng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng theo vật liệu, phụ thuộc vào vật liệu làm mái sẽ có quy định tiêu chuẩn độ dốc mái nhà xưởng thích hợp như sau:

  • Nhà xưởng sử dụng tấm lợp amiang xi măng: độ dốc từ 30% đến 40%
  • Mái lợp tôn múi: độ dốc từ 15% đến 20%
  • Nhà xưởng sử dụng mái lợp ngói: độ dốc từ 50% đến 60%
  • Nhà xưởng sử dụng mái lợp tấm bê tông cốt thép: độ dốc từ 5% đến 8%.

Về phần thiết kế cấp thoát nước mưa cũng có những tiêu chuẩn riêng cho từng loại vật liệu lớp mái khác nhau:

  • Đối với các công trình có thiết kế mái nhiều nhịp thì hệ thống thoát nước có thể được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài với hệ thống thoát nước chung của công trình.
  • Đối với các nhà xưởng có mái một nhịp thì nước mưa sẽ được chảy tự do mà không cần đến hệ thống thoát nước riêng cho mái. Tuy nhiên nếu chiều cao phần cột nhà từ 5,5m trở lên thì cần phải thiết kế hệ thống máng dẫn nước xuống.

Các yêu cầu khác cần chú ý đó là cửa mái không được lớn hơn 48m và cần phải lắp kính cố định cho phần này. Nếu nhà xưởng không có cửa mái thì cần được thiết kế sao cho ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Nếu trường hợp nhà xưởng có cửa thông gió thì khi nhà xưởng hoạt động có thể ssinh nhiều nhiệt và hơi ẩm.

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

4. Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng:

Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng làm nhà xưởng đối với phần tường và vách ngăn sẽ phụ thuộc vào đặc tính, quy mô, nhu cầu sử dụng để lựa chọn các loại tường nhà xưởng phù hợp với các vật liệu gạch, đá tự nhiên, tấm amiang xi măng, tấm bê tông cốt thép. Lưu ý nếu tường ngoài bằng tấm amiang xi măng hoặc vật liệu nhẹ thì phần thiết kế chân tường nên là gạch, đá hoặc bê tông.

  • Có 3 loại tường thông dụng trong các nhà xưởng công nghiệp là: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung.
  • Nếu sử dụng chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa, chống ẩm bằng vữa xi măng mác 75 dày 20cm đặt ngang ở mặt nền khi hoàn thiện.
  • Đối với tường ngăn phân xưởng nên thiết kế có thể tháo lắp thuận tiện. Nếu thiết kế tường nhà xưởng sản xuất mỗi nhịp tối đa có kích thước 12m và chiều cao cột lớn nhất là 6m.

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

5. Tiêu chuẩn thiết kế cửa sổ và cửa đi nhà xưởng:

  • Cửa đi phải mở ra phía ngoài.
  • Cửa ra vào khu sản xuất phải có kích thước lớn hơn kích thước các loại xe vận tải ít nhất là 20cm theo chiều cao và 50cm theo chiều rộng.
  • Thiết kế cửa sổ phải đảm bảo tiêu chuẩn, độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 2,4m tính từ sàn và cửa đóng, mở được.
  • Cửa đổ cao trên 2,4m phải lắp cố định thành khung, kẹp giữ cánh cửa chắc chắn và hệ thống đóng/mở cửa bằng cơ khí.

6. Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng khác:

  • Các tiêu chuẩn liên quan đến hệ thống điện của công trình nhằm đảm bảo an toàn và tính ứng dụng cao.
  • Một yếu tố không thể thiếu trong các nhà xưởng công nghiệp đó là hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Cuối cùng là tiêu chuẩn thiết kế về các hệ thống như camera an ninh, hệ thống chống sét hay hệ thống xử lý rác thải….

>>> BÀI VIẾT THAM KHẢO: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THI CÔNG NHÀ XƯỞNG

Trên đây, là những thông tin chi tiết về các tiêu chuẩn trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp mà Châu Tuấn muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.

Nếu vẫn còn những thắc mắc hay có vấn đề liên quan đến việc xây nhà xưởng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Xây dựng Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại, cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.

Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Hotline:(028) 2248 6888 - 0988 373 605

Email: info@chautuan.com

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật
    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật

    0988373605

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,974,636

Đang online29

0988 373 605