Kết cấu thép của nhà xưởng công nghiệp gồm những cấu kiện bằng thép tạo nên sườn chịu lực của nhà xưởng công nghiệp như: khung, cột, mái, dầm đỡ cầu trục… Nhà xưởng công nghiệp, trong đó tiến hành các quá trình sản xuất, có những đặc điểm riêng, khác với nhà dân dụng thông thường. Loại nhà xưởng phổ biến nhất là nhà xưởng công nghiệp 1 tầng, với các yêu cầu đặc biệt: nhịp nhà thường rộng, chiều cao lớn và có cẩu trục hoạt động.
Ngày đăng: 16-06-2023
659 lượt xem
Để tạo nên kết cấu chịu lực của nhà xưởng, hiện nay ở nước ta dùng chủ yếu hai loại vật liệu: thép và bê tông cốt thép. Việc lựa chọn loại vật liệu dựa trên sự phân tích hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật, căn cứ vào kích thước nhà xưởng, các yêu cầu của công nghệ sản xuất và cả vấn đề cung cấp vật tư, thời hạn xây dựng công trình.
Ưu điểm của kết cấu thép nhà xưởng công nghiệp
Tiết kiệm chi phí
Kết cấu thép nhà xưởng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư lên đến 20 – 30 % so với phương pháp truyền thống. Việc thiết kế và sản xuất toàn bộ cấu kiện công trình tại nhà máy giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nguyên vật liệu và thời gian thi công.
Không gian sử dụng linh hoạt
Mở rộng đơn giản, tái chế dễ dàng
Nhược điểm của kết cấu thép nhà xưởng công nghiệp
Khả năng chống cháy thấp
Kết cấu thép có độ dẻo cao, khả năng chịu lực tốt và bền vũng với thời gian nhưng khả năng chịu nhiệt kém.
Ngưỡng chịu nhiệt của thép là dưới 550 độ c, nếu xảy ra hỏa hoạn và nhiệt độ tăng cao hơn mức trên, kết cấu của nhà thép tiền chế sẽ mất tính ổn định, bị biến dạng và gây sập công trình. Để khắc phục điều này, nhiều công trình đã có biện pháp kéo dài thời gian chịu nhiệt của khung thép để việc dập tắt lửa diễn ra kịp thời như:
Dễ ăn mòn trong thời tiết độ ẩm cao
Trong môi trường có độ ẩm cao, nhiều muối, nhiều axit, thép dễ bị ăn mòn, gây ra hiện tượng bị gỉ, trương nở thể tích, làm phá hủy kết cấu và gây nguy hiểm cho công trình.
Hiện nay, các cấu kiện thép đều được sơn nhiều lớp chống ăn mòn và chống gỉ, giúp kết cấu thép được bền vững hơn với độ ẩm và thời gian sử dụng lên đến 50 năm.
Các hệ giằng trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Một trong những bộ phận quan trọng của nhà xưởng công nghiệp chính là hệ giằng. Hệ giằng đảm bảo sự ổn định, sự vững chắc của kết cấu thép trong xây dựng nhà xưởng khung thép.
1. Hệ giằng mái
Hệ giằng mái của nhà xưởng gồm 3 phần chính: hệ giằng cánh trên, hệ giằng cánh dưới và hệ giằng đứng. Hệ giằng mái thường sử dụng loại khung thép nhẹ và được bố trí ở hai gian đầu hồi theo phương ngang. Hệ giằng mái sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn nhất định về khoảng cách.
Bao gồm các thanh chéo hình chữ thập nằm cùng các thanh chống dọc trong mặt phẳng của thanh cánh trên giàn. Công dụng của hệ giằng cánh trên là giảm bớt chiều dài tính toán của các thanh trên giàn.
Hệ giằng cánh trên thường được bố trí theo phương ngang ở hai đầu hồi, ở giữa nhà và ở đầu khối nhiệt. Việc bố trí hệ giằng cánh trên cần đảm bảo khoảng cách giữa những vị trí trên không vượt quá 60m.
Hệ giằng cánh dưới của nhà xưởng công nghiệp bao gồm các thanh chéo hình chữ thập nằm ở mặt phẳng cánh dưới giàn. Chúng được thiết kế theo phương dọc và phương ngang của ngôi nhà.
Hệ giằng cánh dưới phương ngang thường được bố trí tại vị trí có hệ giằng cánh trên nhằm tạo thành khối cứng không gian bất biến ở hai đầu hồi chính là gối tựa cho các cột hồi. Công dụng chính của hệ giằng ngang này là chịu đựng tải trọng khi gió thôi lên tường đầu hồi.
Hệ giằng cánh dưới phương dọc thường được bố trí tại những đầu cột dọc theo chiều dài của nhà xưởng nhằm tạo nên độ cứng dọc ngôi nhà. Công dụng của hệ giằng dọc này là truyền lực cục bộ đồng đều ra các khu lân cận.
Bao gồm những thanh chéo hình chữ thập nằm ở mặt phẳng thanh đứng của giàn theo phương dọc. Hệ giằng đứng thường được bố trí ở các vị trí có hệ giằng cánh trên và dưới nhằm tạo nên các khối cứng bất biến.
2. Hệ giằng cột trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp
3. Những lưu ý khi lắp dựng hệ giằng trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Yêu cầu trong thiết kế kết cấu nhà xưởng công nghiệp
Đáp ứng đầy đủ các chức năng
Công nghệ và thiết bị được bố trí trong nhà xưởng phải hợp lý, đáp ứng tốt nhất yêu cầu sản xuất kinh doanh và tạo được môi trường tiện nghi cho người lao động. Kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo thỏa mãn yêu cầu thay đổi và hoàn thiện công nghệ, thiết bị sản xuất mà không làm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc nhà xưởng.
Có tính bền vững
Nhà xưởng phải bền chắc, có chất lượng sử dụng tốt, chịu được tác động cơ, lý, hóa của thiên nhiên và sản xuất, có tuổi thọ phù hợp với cấp công trình, thỏa mãn cao nhất yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng. Phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trong thiết kế và xây dựng từ phần thô đến hoàn thiện nhà xưởng.
Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc
Xây dựng nhà xưởng công nghiệp phải chú ý thiết kế kiến trúc đẹp. Kiến trúc của tòa nhà phải thể hiện được chức năng của công trình, có tính thống nhất giữa hình tượng kiến trúc với giải pháp kết cấu, cấu tạo, có sự hài hòa giữa các vật liệu được thi công xây dựng.
Mức giá xây dựng hợp lý nhất
Nhà xưởng được thiết kế và xây dựng phải có chi phí nhỏ nhất trong xây dựng và kinh doanh. Tính kinh tế được thể hiện ở sự tổ chức tối ưu dây chuyền sản xuất, ở khả năng sử dụng hợp lý nhất mặt bằng, diện tích và khối tích nhà xưởng công nghiệp.
Kết cấu chịu lực và bao che thi công phần thô nhà xưởng công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm sản xuất và tình hình địa phương, khả năng công nghiệp hóa cao nhất và đơn giá thi công nhà xưởng đảm bảo nhỏ nhất.
Nguyên tắc thiết kế kết cấu nhà xưởng
Nghiên cứu trước dây chuyền sản xuất bên trong
Nghiên cứu xây dựng hợp khối nhà xưởng
Xác định số tầng cho kết cấu nhà xưởng công nghiệp
Việc lựa chọn số tầng cho thiết kế xây dựng số tầng kết cấu nhà xưởng công nghiệp đặc biệt quan trọng, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt.
Thiết kế kết cấu nâng cao tính linh hoạt của nhà xưởng công nghiệp
Các dạng nhà xưởng công nghiệp phổ biến
Nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế
- Là kiểu nhà xưởng có cấu tạo từ các vật liệu thép rời và được lắp đặt theo bản vẽ thiết kế đã được lên sẵn. Để hoàn thiện nhà xưởng thép tiền chế cần thực hiện 3 giai đoạn chính là: thiết kế, gia công cấu kiện và lắp đặt tại công trình. Về giai đoạn gia công cấu kiện sẽ được sản xuất đồng bộ tại nhà máy rồi sau đó mang tới địa điểm xây dựng xưởng để lắp dựng.
- Ưu điểm của nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế:
- Nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế phù hợp với những đơn vị có quy mô nhỏ và vừa. Thường là những đơn vị gia công cơ khí, nhà máy thép, sản xuất, chế biến thực phẩm hay là nhà kho chứa nguyên liệu, thành phẩm…
Nhà xưởng công nghiệp bê tông cốt thép
- Đây là loại nhà xưởng được xây dựng với vật liệu chính là bê tông cốt thép. Nhà xưởng sử dụng kết cấu cột, dầm sàn bằng bê tông và mái khung thép. Phần mái sẽ có thêm lớp cách nhiệt để chống nóng, chống ồn tạo môi trường thoáng mát để công nhân làm việc hiệu quả.
- Quá trình thi công sẽ phải thực hiện các công đoạn chính như: thi công nền móng, dựng cột bê tông, khung thép, tường bao và làm mái.
- Ưu điểm của nhà xưởng bê tông cốt thép:
- Nhờ vào những ưu điểm nổi bật mà nhà xưởng bê tông cốt thép thường là lựa chọn của doanh nghiệp có quy mô lớn, quá trình sản xuất có nhiều máy móc hoạt động như: sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc…
Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng
- Là dạng nhà xưởng được thiết kế với nhiều tầng (nhà xưởng 2 tầng trở lên) để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là kiểu nhà xưởng đang trở thành xu thế hiện nay khi mà quỹ đất ngày càng trở nên ít. Nhà xưởng nhiều tầng có thể sử dụng nhiều loại vật liệu để hoàn thiện như: kết cấu thép, kết cấu bê tông và tường bao có thể là tường gạch xây, panel hoặc tôn.
- Việc thi công nhà xưởng còn phụ thuộc vào vật liệu xây dựng xưởng nhưng thường trải qua các công đoạn: thiết kế, thi công nền móng, thi công từng tầng, làm mái, tường bao.
- Ưu điểm của nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng:
- Vì ưu điểm nổi bật là tăng diện tích sử dụng trên nền đất hẹp nên nhà xưởng nhiều tầng được nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực lựa chọn như: đơn vị sản xuất may mặc, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử…
Nhà xưởng công nghiệp kết hợp văn phòng
- Là dạng nhà xưởng kết hợp vừa là khu vực sản xuất, kho chứa vừa là khu văn phòng để quản lý, điều phối hoạt động của công ty. Nhà xưởng kết hợp văn phòng là lựa chọn tối ưu của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhà xưởng kiểu này có thể xây dựng bằng kết cấu thép hoặc bê tông cốt thép tùy theo mục đích và yêu cầu của mỗi đơn vị. Để hoàn thiện công trình nhà xưởng cần thực hiện các công đoạn chính: thiết kế, dựng xưởng theo kết cấu thép hoặc xây dựng bê tông cốt thép và hoàn thiện.
- Ưu điểm của nhà xưởng kết hợp văn phòng:
- Với việc tiết kiệm tối ưu diện tích xây dựng, nhà xưởng kết hợp văn phòng thường được áp dụng cho các ngành như: nội thật, thực phẩm, linh kiện điện tử, sản xuất phụ tùng ô tô, công ty gia công bao bì, may mặc….
Trên đây, là những thông tin chi tiết về nhà xưởng công nghiệp mà Châu Tuấn muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.
Nếu vẫn còn những thắc mắc hay có vấn đề liên quan đến việc xây nhà xưởng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Xây dựng Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà xưởng, nhà công nghiệp các loại. Ngoài ra, Châu Tuấn còn cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail), bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.
Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:
Hotline:(028) 2248 6888 - 0988 373 605
Email: info@chautuan.com
Gửi bình luận của bạn