GIẢI PHÁP NÀO CHO BIỆT THỰ THỜI PHÁP

TS. Kiến trúc sư Trần Minh Tùng cho rằng biệt thự Pháp do người dân sử dụng có giá trị kiến trúc và di sản quan trọng nhưng hiện nay những nguy cơ tàn lụi của biệt thự này đang đến gần, Việc nhà nước có thể can thiệp và cứu những di sản này lại đang gặp khó khăn và nảy sinh nhiều vấn đề.

Ngày đăng: 08-02-2020

699 lượt xem

Sau hàng trăm năm tồn tại, rất nhiều những công trình kiến trúc có giá trị di sản tại Việt Nam đang bị hư hại và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. 

Kiến trúc sư Trần Minh Tùng, phó trưởng bộ môn kiến trúc dân dụng, khoa kiến trúc và quy hoạch trường đại học xây dựng cho hay, điều khiến các chuyên gia đau đầu chính là việc dù muốn nhưng không thể đưa ra biện pháp bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp một cách có hiệu quả. Nếu không cứu thì những công trình này sẽ biến mất vĩnh viễn, nhưng cứu thì gặp vô vàn khó khăn và trở ngại, nhiều công trình không còn giải pháp cứu rỗi hợp lý.

( Một biệt thự Pháp bỏ hoang trên phố Nguyễn Du Hà Nội )

Những giá trị kiến trúc của biệt thự Pháp cổ

Các công trình kiến trúc Pháp đã và đang là một trong những điểm nhấn quan trọng ở một vài đô thị lớn tại Việt Nam, đặc biệt là Thủ Đô Hà Nội. Có thể coi các công trình này là di sản hay không? và giá trị mà nó mang lại là gì?

- Cũng như các di sản kiến trúc, có thể nói các công trình kiến trúc Pháp, với vai trò là những yếu tố tạo thị, đã đóng góp rất nhiều giá trị cho các đô thị Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhưng giá trị về thẩm mỹ, giá trị về văn hóa lịch sử, giá trị về kiến trúc, cảnh quan đô thị,...

- Đặc biệt, nếu xét về giá trị kiến trúc và giá trị thẩm mỹ, các công trình kiến trúc Pháp tại Việt Nam là sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và kiến trúc phương Đông, mang lại sự mới lạ và hấp dẫn cho kiến trúc đô thị.

( Biệt thự mang giá trị cao về kiến trúc nhưng hiện đang xuống cấp trầm trọng )

Khi xây dựng các công trình kiến trúc Pháp tại Việt Nam, bên cạnh đó các đường nét, hoa văn, họa tiết đậm chất Pháp, người Pháp còn xem xét các yếu tố kiến trúc và thẩm mỹ phương Đông để tạo ra sự hài hòa bối cảnh. Chính sự kết hợp này là tiền đề của dòng kiến trúc Đông Dương.

Mặt khác trong thời kì Pháp, người Pháp cũng " định nghĩa lại " kiến trúc Việt Nam, chính xác hơn là " hiện đại hóa " kiến trúc Việt, tiếp cận với kiến trúc chung của thể giới thông qua các công trình tiên phong tại các đô thị lớn.

Trước đó, kiến trúc truyền thống của người Việt cũng đã có nhưng việc xây dựng các công trình vẫn theo kiểu truyền miệng, truyền nghề của các đội thợ mà không hề có thiết kế và bản vẽ.

( Ngôi biệt thự Pháp trên phố Hàng Bài hiện được quây tôn )

Vướng mắc với các chủ sở hữu.... Biệt thự

Các công trình kiến trúc Pháp có đóng góp lớn cho đời sống văn hóa người Vệt. Nhưng hiện nay có một thực tế đáng buồn là các công trình này ngày càng xuống cấp, đánh mất đi vẻ đẹp đáng có của nó, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Dựa trên những dự án nghiên cứu chuyên sâu, công trình kiến trúc Pháp được các kiến trúc sư chia thành 2 loại.

Loại thứ nhất: Là các công trình công cộng, rất nổi tiếng, ví dụ như Phủ Toàn Quyền Đông Dương ( nay là phủ chủ tịch ), Ngân hàng Đông Dương ( Ngân hàng nhà nước Việt Nam ), Bắc bộ phủ ( nay là Nhà khách chính phủ ),....

Sau giải phóng, các công trình này được tiếp quản khá nguyên vẹn và sử dụng hợp lý, các công trình này vẫn có chi phí bảo trì bảo dưỡng hằng năm nên việc bảo tồn rất tốt.

( Bắc bộ phủ )

( Bắc bộ phủ - nay là nhà khách chính phủ )

Loại thứ hai: Là những công trình Pháp công hữu và tư hữu.

Đối với công hữu những công trình này được bảo trì tương đối tốt và hầu hết đều sử dụng cho mục đích rõ ràng , ví dụ như làm công sở, Đại sứ quán, hoặc nhà ở công vụ. 

Còn ngược lại đối với tư hữu, tức do người dân sở hữu và sử dụng thì phức tạp, đang có xu hướng biến dạng về mặt kết cấu, thẩm mỹ và nguy cơ biến mất, nguyên nhân cũng do nhu cầu cuộc sống, bởi không rõ ràng trong việc xác định di sản nên việc bảo trì tu bổ... các biệt thựu Pháp này tương đối nhạy cảm.

( Công tác bảo tồn, tu bổ các kiến trúc Pháp đang gặp nhiều khó khăn )

Nếu các biệt thự Pháp được xếp hạng, trở thành di sản thực sự được gọi là di tích lịch sử - văn hóa thì sẽ được chi phối và bảo vệ theo luật di sản văn hóa.

Tuy nhiên, nếu không được đưa vào danh sách thì sẽ được xem như những công trình xây dựng một bất động sản bình thường.

Do đó, không những chính quyền chậm trễ và phân vân trong việc xác định giá trị và xếp hạng một số lượng lớn dẫn đến sự xuống cấp của các biệt thự, đôi lúc chính người dân cũng không muốn đưa biệt thự vào danh sách di sản, bởi khi đó mọi công việc sửa chữa cải tạo và khai thác bất động sản theo ý muốn đều trở nên khó khăn.

Khó khăn trong việc bảo tồn biệt thự tư hữu?

Việc bảo tồn biệt thự tư hữu có gặp nhiều vấn đề. Ngay cả thời điểm hiện tại, giới chuyên gia kiến trúc đô thị vẫn còn phân vân liệu có cứu hay không nếu không cứu thì rõ ràng là không ổn, nhưng cứu thi có quá nhiều mâu thuẫn, xung đột chưa thể giải quyết.

Một phần, hiện nay, chính quyền các cấp thường “bảo tàng hóa” các di sản, chưa có chế tài, chính sách hấp dẫn để người dân bảo vệ di sản. Tôi cho rằng, để người dân chủ động bảo vệ di sản của họ, trước hết, di sản đó phải mang lại cho họ những quyền lợi thiết thực, cụ thể là nuôi được họ. Nói cách khác, giá trị di sản có thể chuyển hóa được thành “giá trị thực tế”.

Một khó khăn nữa trong việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp, đặc biệt là biệt thự Pháp tư hữu chính là việc quá nhiều chủ sở hữu do hoàn cảnh lịch sử.

Một căn biệt thự Pháp có thể 3, 5 thậm chí là gần chục chủ đồng sở hữu. Để “cứu” các di sản đó, nhất thiết phải có sự đồng lòng của tất cả chủ sở hữu căn biệt thự. Tuy nhiên, một gia đình có hai anh em còn không dễ dàng đồng lòng được, chứ đừng nói gần chục chủ đó cùng đồng lòng. Đó cũng là một cái khó.

Vì vậy, dù tất cả các di sản biệt thự Pháp này đều là những tài sản quý, nhưng chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng việc “cứu” tất cả chúng là không thể.

Thực tế cho thấy, chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc bảo tồn tốt một số lượng đáng kể các biệt thự Pháp công hữu khi được chuyển đổi thành các công sở, đại sứ quán.

Ngoài ra, đối với biệt thự Pháp tư hữu, hiện đang có một xu hướng khác là “nhà hàng hóa”, nghĩa là chúng được chuyển đổi thành nhà hàng, khai thác tối đa tính thẩm mỹ để tạo ra một tinh thần di sản, một đặc điểm riêng cho nhà hàng.

Quá trình “nhà hàng hóa” này tuy vẫn còn gây nhiều tranh cãi những rõ ràng là trong bối cảnh hiện tại, việc này không chỉ tận dụng các giá trị di sản, mà còn giúp di sản có được nguồn thu, và được bảo tồn tốt.

Công ty TNHH Xây dựng TM và DV Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà phốnhà xưởng, nhà công nghiệp các loại, cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail)Bảo trì các loại cẩu QC, cẩu container, và các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế . Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 158/22 Hoàng Hoa Thám, P.12, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 028 2248 6888 - 0988 373 605

Email: chautuancons2010@gmail.com

Website : chautuan.com hoặc xaynhaxuong.vn / xaynhaxuong.info

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật
    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật

    0988373605

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,789,537

Đang online6

0988 373 605