NHÀ KHUNG THÉP TIỀN CHẾ - QUY TRÌNH LẮP DỰNG

Nhà thép tiền chế hay còn gọi là nhà tiền chế được chế tạo từ các cấu kiện, kết cấu thép, thường được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường. Nhà thép tiền chế được ứng dụng nhiều nhất cho các dự án nhà xưởng, nhà kho bởi tính linh hoạt, khả năng vượt nhịp lớn và thi công nhanh, ngoài ra nhà thép còn được sử dụng trong các dự án siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng...

Ngày đăng: 13-01-2020

1,324 lượt xem

1. Một số thông số đặc trưng của nhà thép tiền chế

+ Khẩu độ: Là khoảng cách theo phương ngang của nhà xưởng

+ Bước cột: Là khoảng cách 2 cột theo phương dọc của nhà, thông thường từ 6m đến 12m.

+ Chiều cao nhà: Là chiều cao cột biên, quyết định đến độ thông thoáng của nhà xưởng

+ Độ dốc mái: độ dốc mái thường được thiết kế từ 10 đến 30% để đảm việt thoát nước mưa

+ Tải trọng nền: Phụ thuộc vào công năng của nhà xưởng như bố trí máy móc, xe hàng và xe vận chuyển

+ Tải trọng mái: Gồm tải mái tôn và tấm cách nhiệt, trần giả, hệ thống kỹ thuật, tải gió, cầu trục...

2. Quy trình thiết kế và sản xuất.

Việc thiết kế nhà thép được thực hiện bởi các kỹ sư và kiến trúc sư của đơn vị thi công sẽ tối ưu được kết cấu, các chi tiết cấu tạo và giải pháp công năng cho nhà xưởng.

( Sản xuất kết cấu thép tại nhà xưởng )

Sau khi thống nhất phương án kiến trúc và kết cấu, nhà thầu sẽ triển khai bản vẽ gia công chi tiết các cấu kiện và chuyển bản vẽ xuống dưới xưởng sản xuất để chuẩn bị cho quá trình gia công và các cấu kiện kết cấu thép.

Qúa trình gia công cơ bản gồm các bước sau:

Cắt phôi

Gá định hình cấu kiện

Hàn tổ hợp

Gá mã, gân tăng cứng

Vệ sinh cấu kiện

Sơn chống gỉ và sơn màu

3 Thi công nhà xưởng khung thép tiền chế

Các cấu kiện sau khi được gia công sẽ được vận chuyển ra lắp dựng tại công trường. Qúa trình lắp dựng kết cấu thép bao gồm một số bước:

Định vị và lắp đặt bu lông móng

Lắp dựng cột, dầm vì kèo

Lắp dựng xà gồ

Lợp mái tôn bao che

Qúa trình gia công chế tạo và các cấu kiện hoàn toàn trong nhà xưởng, vì thế việc lắp dựng chính xác hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình gia công sản xuất và công tác lắp đặt bu lông móng. Đây là 2 công tác phải được kiểm tra kỹ vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn đến sự sai lệch trong công tác lắp dựng sau này.

4. Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế

Ngoài nhà thép tiền chế dân dụng cũng đang được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây trong các thành phố lớn, điển hình cho các dự án siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng...

  • Hệ kết cấu móng

Nhà tiền chế vẫn sử dụng hệ móng bê tông cốt thép. Hệ móng có tác dụng truyền tải trong bên trên xuống nền đất cứng bên dưới. Móng có thể là móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc tùy vào địa chất và tải trọng của công trình đó.

Trước khi đổ bê tông móng, bu lông móng hay còn gọi là bu lông neo được liên kết chính xác và chắc chắn vào hệ thép móng, Bu lông móng thường sử dụng bulong M24 và M27

Lắp đặt bu lông móng là bước quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, kèo thép là dễ dàng và chính xác.

(Bu lông móng)

  • Nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông dưới là lớp base và cát đầm chặt. Chiều dày bê tông nền phụ thuộc vào tải trọng máy móc và xe di chuyển trong nhà xưởng. Mặt nền thường được đánh bóng hoặc sơn Epoxy để đảm bề mặt bóng sạch bền đẹp trong quá trình sử dụng.

  • Hệ khung kết cấu chính gồm cột và vì kèo thép

Cột thép, vì kèo thép là cấu tạo chính của nhà thép tiền chế, cột và vì kèo được các kỹ sư thiết kế để đủ khả năng chịu lực và vượt được nhịp lớn có thể lên đến 100m theo yêu cầu của nhà xưởng.

Cột và vì kèo thường được thiết kế dạng chữ H thay đổi tiết diện, hay cấu tạo dạng dàn. Liên kết giữa cột và vì kèo thường bằng bản mã và liên kết bởi các bu lông cường độ cao.

( vận chuyển cột và vì kèo từ nhà máy ra công trường)

( Lắp dựng tại công trường )

  • Cửa trời và mái canopy

Cửa trời thường đặt trên đỉnh nhà xưởng, có tác dụng thông gió giúp nhà xưởng thông thoáng trong quá trình hoạt động sản xuất.

Canopy là hệ mái sảnh có tác dụng che nắng mưa tại vị trí cửa đi, cửa sổ.

  • Xà gồ và hệ giằng

Xà gồ thép mạ kẽm thường có dạng chữ C, hoặc Z... khoảng cách xà gồ từ 1m đến 1,5m dược liên kết với khung chính có tác dụng đỡ hệ mái tôn bên trên.

Hệ giằng mái, giằng cột tuy khối lượng không nhiều nhưng là phần không thể thiếu của kết cấu nhà xưởng. Hệ giằng có tác dụng tăng sự ổn định của hệ khung kết cấu chính trong quá trình lắp dựng và quá trình sử dụng. Rất nhiều hệ kết cấu nhà xưởng bị biến dạng chỉ vì chủ quan với hệ giằng này.

  • Mái tôn bao che và vật liệu cách nhiệt

Đơn giản nhất là loại tôn một lớp mạ màu tăng tính thẩm mỹ và tránh ăn mòn bởi môi trường. Tuy vậy với thời tiết nắng nóng tại Việt Nam, mái tôn thường được cấu tạo thêm một lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc chạy lớp bông thủy tinh có tác dụng chống nóng và chống ồn cho nhà xưởng.

 

Công ty TNHH Xây dựng TM và DV Châu Tuấn chuyên thiết kế - thi công trọn gói nhà phốnhà xưởng các loại, cung cấp và lắp đặt hệ thống ray (rail) . Mọi thông tin cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 158/22 Hoàng Hoa Thám, P.12, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 028 2248 6888 - 0988 373 605

Email: chautuancons2010@gmail.com

Website : chautuan.com hoặc xaynhaxuong.vn / xaynhaxuong.info

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật
    Hỗ trợ kỹ thuật

    Hỗ trợ kỹ thuật

    0988373605

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,974,873

Đang online10

0988 373 605